Bơ lạt là gì? Cách phân biệt các loại bơ trong làm bánh

Bởi tantai

Picture

Bơ lạt là một trong những nguyên liệu cực kì quan trọng trong làm bánh, chính vì vậy, hiểu và biết cách phân biệt cũng như sử dụng loại nguyên liệu này sẽ giúp quá trình làm bánh của bạn dễ dàng hơn. Với những người mới bắt đầu, không phải ai cũng có thể hiểu cặn kẽ những vấn đề này, và nếu bạn đang tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi “bơ lạt là gì?” thì đừng bỏ qua bài viết này

​Khi mới bắt đầu với nghề làm bánh, chắc hẳn bạn sẽ không ít lần nghe nhắc tới bơ và gặp nguyên liệu này rất nhiều trong các công thức làm bánh, đặc biệt là bơ lạt. Chúng được thêm vào công thức để tạo nên hương vị thơm ngon cho các món bánh khi thành phẩm. Người Việt gọi là bơ (phiên âm của từ beurre trong tiếng Pháp), tiếng Anh là butter. Đây là một chế phẩm từ sữa được tạo ra bằng cách đánh sữa hoặc kem tươi đã lên men cho tới khi tách nước. Bơ thường được làm từ sữa bò, thế nhưng ở một vài nơi, người ta cũng làm bơ với sữa của một số loại động vật khác như dê, cừu, trâu,… Cùng khám phá thêm nhiều kiến thức về bơ hơn ở bài viết dưới đây nhé!

Picture

Bơ lạt – loại nguyên liệu được dùng phổ biến trong làm bánh (Ảnh: Internet)

Phần 1. Bơ lạt là gì? Giới thiệu về bơ lạt

Bơ lạt hay còn gọi là bơ nhạt (tiếng Anh gọi là Unsalted butter) là một loại bơ không chứa muối trong thành phần, thường có hương thơm và vị ngọt nhẹ. Bơ lạt được ưa chuộng và sử dụng chủ yếu trong nấu ăn và làm bánh vì có hàm lượng dinh dưỡng cao, loại bơ này rất giàu vitamin A, D, protin, men vi sinh, canxi, độ beosm… Bơ lạt được biết đến như một nguyên liệu cực kì tốt cho sự phát triển của xương, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn và thành phần chất béo cao mang lại hương vị thơm ngon, hấp dẫn cho nhiều món bánh.

Trong làm bánh, người ta thường sử dụng bơ lạt để làm các món bánh mà trong công thức có thành phần nguyên liệu là bơ hoặc một số món bánh không có quá nhiều yêu cầu đặc biệt gì về kết cấu và hương vị cũng đều có thể dùng bơ lạt. Ngoài ra, bơ lạt cũng có thể sử dụng để chống dính cho khuôn bánh đối với các loại bánh nướng hoặc ăn kèm bánh mì và một số loại bánh khác để mang lại hương vị thơm ngon. Bạn chỉ nên dùng bơ lạt trong vòng 2 tuần sau khi khui với điều kiện bơ được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, nếu bảo quản trong ngăn đông, thời hạn sử dụng của bơ lạt có thể lên tới 6 tháng.

Picture

Bơ được sử dụng nhiều để làm bánh kem (hình Internet)

Bơ lạt là một loại nguyên liệu lúc đầu chỉ phổ biến ở các nước châu Âu. Nhưng dần dần, do sự du nhập văn hóa ẩm thực, loại nguyên liệu này đã dần trở nên quen thuộc trên toàn thế giới và được sử dụng rất nhiều trong nấu ăn và làm bánh.

1.1 Bơ lạt làm bánh mua ở đâu?

Ngày nay bạn có thể dễ dàng tìm mua được bơ lạt để làm bánh. Bạn có thể mua ở các siêu thị lớn cũng như các cửa hàng bán nguyên liệu và dụng cụ làm bánh với nhiều mức giá khác nhau tùy vào hãng bơ mà bạn lựa chọn. Nhưng để làm bánh ngon thì bạn nên lựa chọn các thương hiệu bơ nổi tiếng và có chất lượng cao một chút, giá của các loại này có thể dao động 70.000 – 100.000 đồng/ miếng bơ loại 250 gram.

1.2 Bơ lạt có làm bánh được không?

Câu trả lời chắc chắn là có, như đã nói ở trên, do có vị ngọt béo và không mặn như bơ mặn nên bơ lạt được sử dụng rất nhiều trong làm bánh. Các loại bánh thường có bơ lạt trong thành phần có thể kể đến như cookie, bánh bông lan bơ, bánh cupcake, muffin, donut,… Hầu như những loại bánh không có yêu cầu gì đặc biệt về hương vị thì đều có thể thêm bơ lạt vào thành phần nguyên liệu. Ngoài ra, bơ lạt còn có thể sử dụng để làm kem bơ trang trí bánh cực kì phổ biến và là xu hướng trang trí bánh trong thời gian gần đây.

1.3. Công dụng của bơ lạt khi làm bánh kem

Đối với các loại bánh thông thường, bơ lạt chính là nguyên liệu mang đến hương vị thơm ngon, béo ngậy cho từng miếng bánh. Ngoài ra, bơ lạt còn hỗ trợ bạn rất nhiều trong quá trình phối trộn bột, giúp bột nở tốt hơn trong quá trình nướng bánh.

Đối với bánh kem, bơ lạt chính là một nguyên liệu để làm nên cốt bánh thơm ngon. Một cốt bánh gato với hương vị được kết hợp hoàn hảo giữa bơ và các nguyên liệu khác sẽ khiến chiếc bánh kem của bạn hoàn hảo hơn bao giờ hết. Không chỉ vậy, bạn còn có thể đánh bông bơ lạt, pha màu để dùng làm kem trang trí từ lớp phủ đến lớp bắt hoa, tạo hình. Bánh kem được trang trí với kem bơ đang là một trong những món bánh kem được yêu thích nhất trong thời gian gần đây vì ưu thế về độ thơm ngon, sắc nét của từng đường kem và thời gian bảo quản lâu hơn rất nhiều so với bánh kem được trang trí với whipping cream hoặc topping cream như truyền thống.

Phần 2. Các loại bơ phổ biến trong làm bánh

Cơ bản thì có thể chia ra thành hai loại chính là bơ lạt và bơ mặn. Để làm bánh hay nấu ăn thì người ta thường chọn bơ lạt vì chúng không quá mặn, không làm ảnh hưởng đến hương vị của thành phẩm. Nhưng để phân loại một cách chi t
iết thì còn có rất nhiều loại bơ mà có thể bạn chưa biết:

Picture

Các loại bơ trong làm bánh (hình internet)
  • Kem bơ tươi (sweet cream butter)

Sweet cream butter là loại bơ được làm từ kem non và chia thành 2 loại là mặn và nhạt. Kem bơ tươi này khá phổ biến ở Hoa Kỳ và một số nước châu Âu bởi hương vị béo ngậy và độ mềm đặc biệt của mình. Sweet cream butter thường được gọi với những cái tên như kem non, bơ kem tươi,… có thể hiểu một cách đơn giản kem bơ và bơ giống như đậu hũ non và đậu hũ miếng để thấy được sự khác biệt của hai loại này.

  • Lactic butter

Lactic butter là một loại bơ truyền thống của Đan Mạch, Hà Lan và Pháp. Quá trình làm ra loại bơ này khá cầu kì, người ta phải diệt khuẩn với phương pháp Pasteur, sau đó thực hiện cấy vi khuẩn để có thể tạo thành bơ, cuối cùng lại sử dụng phương pháp Pasteur để điệt đi vi khuẩn và ngưng lại quá trình ngậy của bơ.

  • Cream butter (kem bơ)

Đây là loại bơ mà trong thành phần có chứa khoảng 60% chất béo và có màu vàng đậm hơn các loại bơ còn lại do loại bơ này có chứa khá nhiều nước. Kem bơ thường mềm hơn và béo ngậy hơn bơ, được sử dụng trong nhiều món ăn hoặc dùng làm kem bơ swiss. Loại này được chia thành (Sweet cream butter bà cultured butter – kem bơ ngọt và kem bơ chua).

  • Kem bơ chua (Cultured butter)

Kem bơ chua là loại bơ được nuôi cấy từ những vi khuẩn họ lactic, loại bơ này thường có mùi thơm như sữa chua và có thành phần thương tự như sweet cream butter. Cultured butter thường được sử dụng trong các loại bánh có sử dụng men để mang lại hương vị thơm ngon hơn.

  • Whey butter

Đây là một sản phẩm phụ được tạo ra trong quá trình làm phô mai. Whey butter thường có vị mặn và có sót lại một ít hương vị của phô mai. Để mua loại bơ này, bạn có thể tìm mua ở một số nơi làm phô mai vì đây không phải là loại bơ được bán đại trà.

  • Bơ đặc (Concentrated butter)

Bơ đặc là một loại bơ thường được sử dụng trong nấu ăn vì chúng có hàm lượng chất béo cao hơn rất nhiều so với các loại bơ thông thường. Loại bơ này có thể bảo quản lên tới 3 tháng trong tủ lạnh mà vẫn sử dụng tốt.

Picture

Cần phải phân biệt được các loại bơ trong làm bánh để bánh được ngon hơn (hình internet)
  • Salted butter (bơ mặn)

Nếu như bơ lạt được sử dụng để làm thành phần nguyên liệu trong các công thức nấu ăn và làm bánh thì bơ mạn lại được dùng như một loại bơ gia vị. Ưu điểm của loại bơ này là chúng ta có thể bảo quản chúng được lâu hơn so với bơ lạt. Độ mặn của bơ có thể thích hợp với các món chiên xào vì tạo ra độ mặn vừa phải và không mang lại cảm giác bị ngấy cho người ăn.

  • Dry butter (bơ khô)

Bơ khô có hàm lượng chất béo khá cao  (lên tới 82% khối lượng bơ). Loại bơ này tường được sử dụng để cán các loại bánh có nhiều lớp để giúp bánh không bị nở bung hoặc biến dạng trong quá trình nước. Bơ khô được sử dụng khá nhiều trong các công thức làm bánh.

  • Anhydrous milk fat (Bơ khan)

Đây là loại bơ có hàm lượng chất béo lớn nhất trong các loại bơ – lên tới 99,8%, còn còn lại 0,2% là các thành phần khác và nước.  Chúng được sử dụng với công dụng tương tự như bơ khô. Nhiệt độ nóng chảy của loại bơ này cũng rất cao (42 độ C), vì thế mà loại bơ này có thể dùng làm bánh trong các điều kiện thời tiết khác nhau.

Picture

Biết cách phân loại bơ bạn sẽ sử dụng chúng một cách dễ dàng hơn (Ảnh: Internet)
 Trong bài viết là một số kiến thức về bơ lạt cũng như cách phân loại các loại bơ thường được sử dụng trong làm bánh. Hi vọng với những chia sẻ này, bạn có thể hiểu hơn về bơ – loại nguyên liệu đặc biệt và vận dụng chúng một cách chuẩn xác hơn vào những công thức bánh nhé! Chúc bạn thành công!. Bạn đã biết gì đến Cream cheese? Nếu bạn chưa biết đến Cream Cheese thì bạn hãy tham khảo thêm: Cream cheese là gì? nhé
Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Điểm: 4.3 (19 bình chọn)

Tác giả: Quản Trị Viên

Cập nhật các thông tin lịch học lịch thi, tin tức mới nhất của Học Làm Bánh Kem Chuyên Nghiệp.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn