Vậy thì cần chuẩn bị bao nhiêu vốn, chuẩn bị những gì khi bắt tay vào kinh doanh bánh mì? Hãy tham khảo những thông tin dưới đây, bạn nhé!
1. Tiền vốn mở lò bánh mì
Khi bán bánh mì, bạn nên lựa chọn một mặt bằng tốt, tiện lợi để mọi người mua ăn sáng, ăn lót dạ. Đó có thể là khu vực gần chợ, trường, gần khu văn phòng, công nghiệp… Cửa hàng bánh mì không cần quá lớn, chỉ cần bạn có khu vực nướng bánh và khu vực trưng bày là ổn. Giá thuê cho một cửa hàng bánh mì có thể trên dưới 10 triệu tùy nơi. Tuy nhiên, bạn yên tâm rằng lợi nhuận thu được từ bánh mì rất cao và dễ hồi vốn.
Ngoài tiền mặt bằng thì bạn cũng nên chuẩn bị tiền mua lò nướng bánh. Có các kích cỡ khác nhau dẫn đến mức giá khác nhau. Có những tiệm bánh dùng cả 4-5 lò nướng bánh cỡ lớn. Lại cũng có nơi chỉ dùng một lò vừa đủ. Nếu bạn đầu tư kinh doanh mạnh thì chi phí cho các lò nướng này cần phải cân nhắc thật kỹ vì giá những lò nướng cỡ lớn cũng không phải rẻ.
Những lò nướng bánh mì có thể sản xuất rất nhiều bánh trong một ngày. Có những tiệm lên tới số lượng hàng ngàn chiếc. Độ bền của lò là khá cao nên chi phí đầu tư mua lò chỉ là bước đầu, bạn không cần quá lo lắng những phát sinh về sau.
Về nguyên vật liệu, bạn cần chuẩn bị một số vốn liên tục để mua liên tục. Có thể lấy phần lời sau khi bán bánh để tiếp tục mua bột, dụng cụ và các loại nguyên liệu khác. Nên tham khảo những nơi bán nguyên liệu uy tín sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản tiền rất khá.
Như vậy, bước đầu kinh doanh bánh mì bạn có thể tốn khoảng 10 triệu – 60 triệu. Tùy vào độ mở của tiệm mà mức giá này có thể dao động khác nhau. Nếu bạn đã có mặt bằng thì chi phí cũng sẽ giảm rất đáng kể.
2. Kinh nghiệm làm bánh
Những mẻ bánh mì luôn cần thành phẩm phải giòn, vàng và có phần ruột bánh mềm thơm. Tùy loại bánh bạn chọn mà sẽ có các yêu cầu riêng. Vì thế, bạn nên học hỏi một thời gian, nắm vững phương pháp và nên tích lũy cho mình kinh nghiệm trước khi kinh doanh để tránh những rủi ro.
Bánh ngon sẽ giúp bạn thu hút khách hàng tốt hơn, từ đó việc buôn bán cũng sẽ hiệu quả hơn. Có rất nhiều nơi có các khóa học làm bánh mì, bạn cũng có thể tham khảo để nâng cao tay nghề của mình.
3. Lựa chọn địa điểm kinh doanh
Bánh mì là loại bánh rất thông dụng và dễ dàng bán. Bạn nên lựa chọn những nơi đông người, có nhiều học sinh, sinh viên, những khu văn phòng… Một địa điểm kinh doanh thuận lợi đem đến cho bạn rất nhiều cơ hội. Vì thế hãy cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn một địa điểm kinh doanh cho tiệm bánh của mình.
Ngoài những lưu ý trên, bạn nên chú ý thêm về phương thức chăm sóc khách hàng, giao hàng tận nơi hoặc việc đăng ký kinh doanh. Chúc bạn sớm thành công với mô hình kinh doanh bánh mì của riêng mình.
Ý kiến của bạn